Vì sao giá kim cương cao vút mà luôn đắt khách?
Dù kim cương luôn đắt đỏ nhưng người ta vẫn không tiếc tay chi tiêu cho nó.
Gần 100 năm nay, kim cương đã soán ngôi của hồng ngọc và ngọc lục bảo, trở thành trang sức được yêu thích nhất trên thị trường. Vậy, giá kim cương được cấu thành từ các yếu tố nào? Vì sao đắt đỏ và cao vút nhưng vẫn luôn đắt khách?
I. Các yếu tố hình thành giá kim cương
Khi nói về kim cương, người ta thường nói về vẻ đẹp vượt thời gian; tình yêu vĩnh cửu; sự lấp lánh hoàn hảo… Tuy nhiên, suy cho cùng thì kim cương vẫn là một loại hàng hóa. Và giá của hàng hóa sẽ được hình thành từ hai yếu tố: giá thành sản xuất và chi phí dịch vụ.
1. Giá kim cương cao do giá thành sản xuất cao
Kim cương là khoáng vật có sẵn trong Trái Đất nhưng quá trình khai thác lại rất khó khăn.
Trước tiên, kim cương rất hiếm và chỉ tồn tại ở một số nơi hội tụ đủ những điều kiện nhất định. Kim cương có thể tồn tại sâu trong các ống núi lửa hoặc dưới dạng trầm tích trên sông.
Các cuộc thăm dò, tìm kiếm kim cương diễn ra rất lâu, trải dài trên nhiều lãnh thổ. Việc này rất hao tốn máy móc hiện đại và nhân công.
Ngày nay, chỉ có khoảng 20 mỏ kim cương có sản lượng và chất lượng đủ để khai thác thương mại. Trong đó, 11 mỏ lớn nhất chiếm 62% tổng sản lượng.
Sau khi thăm dò thành công, kim cương sẽ được tổ chức khai thác với quy mô lớn. Tùy vào tính chất mỏ, người ta sẽ khoan sâu vào lòng đất hoặc sàng lọc đất đá để tìm kim cương. Trong quá trình này, chi phí cho máy móc, nhân công cũng không hề nhỏ. Bên cạnh đó, số tiền phục hồi môi trường, bảo vệ xung quanh khu vực khai thác cũng được thêm vào.
Cuối cùng, kim cương phải được phân loại và đánh bóng. Hiện tại, Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil là những nơi phát triển nền công nghiệp kim cương. Việc đánh bóng làm kim cương trở nên đẹp mắt, lấp lánh và giá trị hơn. Nhưng nó cũng làm giá kim cương tăng vì nguyên liệu thô bị hao hụt từ 50-60%. Chưa kể đến chi phí của máy cắt kim cương, máy laser và thợ thủ công.
2. Chi phí dịch vụ
Một viên kim cương sau khi được đánh bóng sẽ có hình dạng rõ ràng, đầy đủ giác cắt và vẻ đẹp hoàn mỹ. Tuy nhiên, nó chỉ mới đi được nửa chặng đường của chuỗi giá trị. Để đến tay người tiêu dùng, kim cương phải qua tay các nhà sản xuất trang sức và các nhà bán lẻ.
a. Từ tập đoàn phân phối đến các nhà sản xuất
Kim cương là một loại hàng hóa đặc thù và được bán theo cách rất đặc biệt. Mỗi năm, các tập đoàn khai thác sẽ mở các cuộc triển lãm, đấu giá tại trung tâm, thành phố lớn trên thế giới. Trong đó, kim cương không màu sẽ được bán với số lượng lớn; kim cương màu hiếm hoặc có kích thước to sẽ được đấu giá.
Ước tính có đến khoảng 10.000 người tham gia vào việc mua bán này. Phải kể đến là các thương hiệu lớn như Cartier, Tiffany, Bulgari, Gucci, Chanel, Louis Vuitton...Phần còn lại là các đại gia chơi kim cương giàu có ở Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc. Hầu hết họ đều ẩn danh hoặc không công khai thương hiệu của mình.
Theo công ty tư vấn và quản lý toàn cầu Bain & Company, giá kim cương có thương hiệu sẽ luôn cao hơn. Ví dụ, kim cương Cartier có giá trị và phí bảo hiểm cao hơn 40% so với những viên cùng chất lượng nhưng không có thương hiệu.
b. Giá kim cương và dịch vụ bán lẻ
Từ các công ty sản xuất, kim cương sẽ được phân phối đến các cửa hàng bán lẻ trang sức. Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 250.000 của hàng lớn nhỏ khác nhau.
Trước khi đến tay khách hàng, giá của kim cương sẽ được cộng thêm rất nhiều khoản dịch vụ khác. Ví dụ như tiền mặt bằng cửa hàng, tiền thuế, tiền nhân viên, tiền quảng cáo, tiền công trang sức… Đó là chưa kể đến khoản lợi nhuận khổng lồ để đảm bảo quyền lợi cho những nhà kinh doanh. Theo dõi qua các thời kỳ, lịch sử giá kim cương tăng hay giảm cũng không phải gì khó, ngược lại còn rất rõ ràng.
Tính trung bình, giá một viên kim cương sẽ được nâng lên từ 100 đến 300% lợi nhuận. Khi bạn mua kim cương và bước ra khỏi cửa hàng, giá trị của nó lập tức giảm hơn một nửa.
Do đó, dù giá kim cương vẫn tăng đều qua hàng năm nhưng nó không phải là một kênh đầu tư thông minh.
II. Vì sao giá kim cương cao nhưng vẫn luôn đắt hàng?
Xét về vẻ đẹp và sự quý hiếm, nhiều chuyên gia cho rằng kim cương không thể sánh bằng ruby hay sapphire. Mặc dù các công ty vẫn tuyên truyền về độ quý hiếm của nó, nhưng kim cương vẫn là trang sức phổ biến nhất.
Hằng năm, lượng kim cương khai thác được vô cùng nhiều. Đến nỗi các công ty khai thác phải cất vào kho và bán ra với số lượng hạn chế. Điều này sẽ tạo ra sự khan hiếm giả để giữ giá kim cương luôn ở mức cao.
Dù vậy, kim cương luôn đắt hàng vì những lý do sau:
1. Sự thành công của những chiến dịch truyền thông
Vào những năm đầu thế kỷ XX, trang sức kim cương là một thứ xa lạ và rẻ tiền. Trước nó, ngọc lục bảo, hồng ngọc, ngọc trai… đã có lịch sử hàng nghìn năm. Chúng được thiết kế đẹp đẽ, mềm mại, đầy nữ tính, sang trọng.
Ban đầu, khi thực dân Anh tìm thấy kim cương ở Nam Phi, họ bắt đầu khai thác cho mục đích công nghiệp. Nhờ vào độ cứng, kim cương được sử dụng làm do cắt thủy tinh, kim loại, vũ khí…
Sau đó, người ta nhận ra có những viên đá có độ trong, kích thước lớn có thể làm trang sức. Mặc dù vậy, kim cương lại quá cứng để cắt gọt. Hầu hết các viên đá trên thị trường đều cắt theo kiểu đơn giản, thô và kém lấp lánh.
Lúc này, một chiến dịch truyền thông cho kim cương đã được khởi động vào năm 1940 với tên gọi “A diamond is forever” nôm na có nghĩa "Kim cương là mãi mãi". De Beer - tập đoàn độc quyền kim cương vào thời điểm đó đã phủ hình ảnh của viên đá này trên khắp các mặt báo. Nó gắn liền với các minh tinh điện ảnh, nữ hoàng sắc đẹp và những quý ông. Chiến dịch này đã khiến người ta tin rằng kim cương là hiện thân của tình yêu và sự giàu có. Việc cầu hôn bằng nhẫn kim cương trở thành một lẽ đương nhiên. Đây là chiến dịch đầu tiên và ấn tượng nhất giúp giá kim cương luôn cao và đắt hàng.
2. Kim cương được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực thời trang khác nhau
Không chỉ xuất hiện trên trang sức như nhẫn, bông tai, dây chuyền… kim cương còn được các hãng thời trang sử dụng để làm phụ kiện. Trên các sàn diễn của các thương hiệu lớn như Gucci, LV, Chanel bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những thiết kế đính kim cương xa xỉ. Ngoài ra, kim cương còn được dùng để trang trí cho túi xách, giày, điện thoại, mắt kính và các phụ kiện cao cấp khác.
Kim cương trong thời trang có rất nhiều kích thước và chất lượng khác nhau. Giá kim cương sẽ dao động tùy theo trọng lượng, màu sắc, độ trong, kích thước và giác cắt. Điều này khiến biên độ dao động của giá kim cương cực kỳ cao. Một số viên chỉ từ vài trăm nghìn đồng những có những viên lên đến hàng tỷ đồng. Từ đó, phân khúc giá của kim cương rất đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Giúp doanh số bán kim cương luôn ở mức cao, ổn định qua nhiều thời kỳ.
3. Mối quan hệ giữa giá kim cương và nhu cầu về tâm lý
Từ sự thành công của các chiến dịch truyền thông, những nhu cầu tâm lý xung quanh kim cương đã được hình thành. Giống như khi mua một chiếc iPhone đời mới nhất, một chiếc túi hiệu hàng ngàn đô, một chiếc siêu xe… Giá trị vật chất, giá trị thẩm mỹ không phải là thứ chủ yếu khiến con người yêu thích kim cương. Thứ thôi thúc họ chi tiền cho loại trang sức xa xỉ này chính là giá trị tinh thần của nó. Qua đó, ta có thể biết được ai sẽ theo dõi giá kim cương thường xuyên và họ muốn sở hữu vì mục đích gì?
a. Kim cương mang đến giấc mơ về tình yêu hoàn mỹ
Tình yêu, nhan sắc, địa vị, tiền bạc đều là hư vô. Đến một lúc nào đó, những điều bạn có đều sẽ mất đi và bị thay thế bởi một thứ khác. Đó là điều mà ai cũng từng nghe ít nhất một lần trong đời.
Tuy nhiên, ngôn ngữ của kim cương lại chính là sự mãi mãi. Khi mua một viên kim cương, con người tin rằng tình yêu của họ cũng sẽ bền chặt và lấp lánh vĩnh cửu.
Đối với phụ nữ, viên kim cương là minh chứng cho tình yêu chân thành của người đàn ông. Hơn nữa, kim cương cũng cho họ cảm giác an toàn và sự cam kết về cuộc sống hôn nhân lý tưởng. Nơi người chồng có đủ điều kiện kinh tế và trách nhiệm để gánh vác mọi thứ.
Đối với người đàn ông, kim cương là vật giúp họ chứng tỏ bản lĩnh của mình đối với phái đẹp. Là phương tiện để thể hiện khả năng tài chính, tình yêu của họ một cách rõ ràng. Một cách thức để bày tỏ tình yêu và những hứa hẹn.
Vì vậy, dù giá kim cương đắt đến thế nào thì người ta vẫn chẳng ngại ngần mà chi tiêu cho nó.
b. Giá kim cương làm thỏa mãn nỗi khát khao địa vị
Trong xã hội ngày nay, không chỉ nam giới mà những người phụ nữ cũng bỏ tiền ra để tự mua kim cương cho mình. Ngoài việc trang sức kim cương đẹp, lấp lánh và sang trọng. Nó còn tạo nên ấn tượng về một cô gái độc lập,thành công.
Việc mua kim cương trở thành một cột mốc, một lý tưởng. Giống như thành đạt thì phải có nhà, có xe. Ai sở hữu viên kim cương càng lớn, càng hiếm, giá càng cao thì người ấy sẽ càng giàu có.
Một số người dù không có nhiều tiền nhưng vẫn cố gắng để mua kim cương. Họ tin rằng viên đá này sẽ giúp mình gặp gỡ, kết thân với những người ở tầng lớp cao hơn. Nhờ đó, họ sẽ có thêm nhiều mối quan hệ và sự tin tưởng.
Qua các phân tích trên, có thể thấy giá kim cương cao là một yếu tố quan trọng để nó luôn đắt hàng. Nếu kim cương có giá thấp hơn, những ý nghĩa đi kèm sẽ vô giá trị. Thế nên, trong đợt dịch covid-19 các tập đoàn lớn thà để kim cương tồn kho chứ không bán ra ngoài. Nếu không, sẽ khiến kim cương bị hạ giá, mất đi ý nghĩa và trượt dài xuống vị trí thấp nhất của chuỗi giá trị từ trước đến nay.
III. Biến động giá kim cương có rất nhiều nguyên nhân
Dù là vì số lượng quá khan hiếm hay nhu cầu thị trường thì cũng dễ dàng khiến giá kim cương thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử. Ngoài ra, sự thao túng của các tập đoàn lớn chuyên khai thác và kinh doanh mặt hàng này cũng khiến kim cương tăng giá mạnh hoặc ổn định trong khoảng thời gian nào đó.
1. Một viên kim cương trị giá bao nhiêu một carat?
Giá kim cương trên mỗi carat thay đổi dựa trên các thông số như kích thước (được gọi là Carat), độ trong, màu sắc và hình dạng. Nhấp vào bất kỳ mức giá nào trên biểu đồ sẽ dẫn bạn đến một trang khác, nơi hiển thị mọi viên kim cương mà chúng tôi cung cấp với kích thước của bạn, cùng với các lựa chọn màu sắc và độ trong và giá riêng, được cập nhật hàng ngày. So sánh đặc điểm và giá cả, nhấp vào một đặc điểm và bạn sẽ được đưa trực tiếp đến biểu mẫu liên hệ của nhà cung cấp.
2. Nguyên tắc về giá kim cương: Cách định giá kim cương
Giá kim cương bị ảnh hưởng bởi các động lực thông thường của cung và cầu. Nói một cách đơn giản, tính sẵn có và độ hiếm sẽ khiến giá cao hơn.
Yếu tố chất lượng cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giá của một viên kim cương cụ thể. Những yếu tố này thường được gọi là “4 C’s:” carat, đường cắt, độ trong và màu sắc. Tìm hiểu thêm về The 4 C’s tại đây.
3. Trọng lượng Carat:
Giá kim cương bắt đầu tăng theo cấp số nhân khi bạn tăng trọng lượng carat và đạt các trọng lượng carat “ma thuật” như 0,5 carat, 0,75 carat và 1 carat.
Giá kim cương đã được định giá trong lịch sử trên mỗi carat. Nó vẫn còn phổ biến trong các giao dịch bằng gạch và vữa và các giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Ví dụ: một con trỏ 0,75 carat (còn được gọi là con trỏ 75) có giá $ 4000 mỗi carat, sẽ có giá $ 3000 ($ 4000 x 0,75 = $ 3000). Khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng Internet để tự tìm hiểu về kim cương và mua hàng, giá kim cương đang bắt đầu phản ánh tổng giá kim cương một cách đơn giản và rõ ràng.
a. Màu kim cương:
Hầu hết các viên kim cương đều có màu sắc và sự khác biệt tinh tế về màu sắc có tác động lớn đến giá kim cương. Kim cương thực sự được tìm thấy với nhiều màu sắc, nhưng phần lớn kim cương có sẵn sẽ có màu vàng hoặc nâu. Kim cương không màu rất hiếm, vì chúng chứa ít hoặc không có tạp chất và về cơ bản là tinh khiết về mặt hóa học. Một số thích kim cương có độ trong cao hơn và được chuẩn bị để hy sinh màu sắc cho "độ tinh khiết", trong khi những người khác cho rằng màu sắc tối quan trọng và sẽ giữ nó trên 4C khác.
b. Kim cương rõ ràng:
Độ trong đề cập đến sự tồn tại của các khuyết tật bên trong và bên ngoài đặc trưng cho một viên kim cương riêng lẻ. Nó cũng có thể được gọi là “độ tinh khiết” hoặc “chất lượng” trong buôn bán kim cương. Những viên kim cương có độ trong hoàn hảo là rất hiếm, vì hầu hết các viên kim cương sẽ có các tạp chất hoặc khuyết điểm cực nhỏ. Có nhiều yếu tố quyết định độ trong của kim cương.
c. Cắt kim cương:
Trong số 4C, cắt kim cương có tác động lớn nhất đến độ lấp lánh, sáng chói và lửa. Phần lớn kim cương để bán không có chất lượng cắt tốt. Những viên kim cương được cắt tốt sẽ lấp lánh và trông đẹp hơn viên kim cương có đường cắt xấu hơn. Diamond Cut có thể vượt qua các 4C khác bằng cách biến một viên sỏi kim cương thành một viên ngọc lấp lánh.
d. Hình dạng kim cương:
Những hình dạng lạ mắt không phải là lựa chọn kim cương tròn truyền thống của bạn nhưng đẹp và hiếm. Những đường cắt lạ mắt không dễ đánh giá bằng số lượng và chỉ dành riêng cho những cá nhân chọn chúng. Do nhu cầu không cao như các đợt nên họ khó so sánh giá trên.
e. Phân loại kim cương:
Hầu hết tất cả các viên kim cương được bán trực tuyến và có chất lượng tốt hơn, những viên đá lớn hơn được bán trong các cửa hàng đều đi kèm với báo cáo phân loại hay còn gọi là "cert". Kim cương thường được phân loại bởi một trong ba phòng thí nghiệm đá quý nổi tiếng: GIA, AGS hoặc EGL. Các phòng thí nghiệm này có thể phân loại cùng một viên kim cương khác nhau, điều này có thể tạo ra sự chênh lệch đáng kể về giá cả hoặc định giá. Khi so sánh giá giữa các nhà cung cấp, hãy chắc chắn rằng họ đã sử dụng cùng một phòng thí nghiệm phân loại.
IV. Kích thước của một viên kim cương ảnh hưởng như thế nào đến giá cả (Theo cấp số nhân)
Đây là một sự thật: trọng lượng carat là yếu tố có tác động lớn nhất đến giá của một viên kim cương.
Bạn cũng có biết rằng hơn 90% kim cương đánh bóng được cắt để tối đa hóa trọng lượng thay vì hiệu suất quang học? Những lý do đơn giản là do tính kinh tế và lợi nhuận tốt hơn cho các doanh nghiệp thượng nguồn.
Bạn thấy đấy, việc đánh bóng một viên kim cương để đạt được chất lượng cắt tốt hơn sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực và trọng lượng hơn để lấy ra khỏi viên đá thô.
Khi phải đối mặt với quyết định tạo ra một viên kim cương có thể bán được nhiều tiền hơn với ít công sức hơn hoặc tạo ra một viên kim cương với tỷ lệ lý tưởng và phải chịu thêm chi phí chế tạo, bạn nghĩ một người thợ cắt sẽ làm gì?
Chà, tôi có thể nói với bạn rằng câu trả lời khá rõ ràng (nhằm mục đích chơi chữ) khi một doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận đang vận hành dây chuyền sản xuất và kiếm một lượng kim cương cao hàng ngày.
Do kết quả trực tiếp của các lực thúc đẩy thị trường, bạn có thể nhận thấy rằng phần lớn các viên kim cương thô lớn hơn không được chủ ý cắt theo tiêu chuẩn lý tưởng. Đây là lý do tại sao bạn nhìn thấy rất nhiều viên kim cương tầm thường với trọng lượng chính xác 1,00 hoặc 2,00 carat thay vì những viên kim cương thực sự được cắt tốt ở kích thước 0,95 hoặc 1,90 carat.
1. Trọng lượng Diamond Carat và Hệ thống Định giá
Giá của kim cương không tăng theo chất lượng và kích thước của chúng. Thay vào đó, giá có mối quan hệ theo cấp số nhân với kích thước carat. Ví dụ: nếu một viên kim cương một carat trị giá 7500 đô la, điều đó không có nghĩa là một viên kim cương hai carat sẽ trị giá 15.000 đô la.
Trên thực tế, một viên đá hai carat sẽ có giá cao hơn đáng kể so với tổng của hai viên đá một carat riêng lẻ.
Ngược lại, hai miếng vàng mỗi miếng nặng một kg có giá trị ngang bằng một miếng vàng nặng hai kg. Không giống như vàng, kim cương không thể được nấu chảy và tạo hình thành bất kỳ kích thước và hình thức mong muốn nào.
Ngoài ra, những viên đá thô nhỏ hơn thường xuất hiện trong quá trình khai thác so với những viên đá thô nặng hàng trăm carat. Vì lý do đó, khi trọng lượng của viên đá thô tăng lên, giá trị “giá mỗi carat” của chúng sẽ tăng theo cấp số nhân.
Sử dụng danh sách giá từ JamesAllen.com làm ví dụ để minh họa hiện tượng này, bạn có thể thấy rằng giá tăng mỗi 0,25 carat theo kiểu phi tuyến tính.
Hãy nhớ rằng mức giá nhảy vọt lớn nhất xảy ra ở mức một nửa và mức carat đầy đủ. Nếu bạn đang thắc mắc tại sao rất nhiều viên kim cương trên thị trường được cắt chính xác đến 1,00 carat hoặc chạm mốc 0,50 chính xác thì đây là câu trả lời của bạn.
Do hệ thống định giá này, điều đó cũng có nghĩa là sẽ rẻ hơn khi mua một món đồ trang sức bao gồm nhiều viên đá nhỏ hơn thay vì một viên kim cương lớn. Nếu bạn có ngân sách hạn chế, đây có thể là một lựa chọn tốt để khám phá vì mỗi viên đá riêng biệt được định giá riêng lẻ thay vì tổng thể.
2. Kích thước carat có thể quyết định giá cả nhưng không phải là tất cả
Mặc dù một viên kim cương có trọng lượng carat lớn hơn có thể nghe tốt hơn trên giấy tờ và giúp bạn “thể hiện” địa vị của mình trong xã hội, nhưng nó không phải lúc nào cũng phù hợp về kích thước. Trọng lượng carat của một viên kim cương không thể được sử dụng như một sự phản ánh công bằng cho vẻ đẹp của nó về độ lấp lánh và sáng chói.
Nghĩ về điều này. Có ích gì khi được đeo một chiếc nhẫn kim cương khổng lồ đến điên cuồng khi mà bản thân viên đá giống như một miếng băng giá vì chất lượng vết cắt khủng khiếp?
Nếu bạn thực sự cần đạt đến một kích thước carat nhất định vì sở thích cá nhân và đang làm việc với ngân sách eo hẹp, lời khuyên của tôi là nên thỏa hiệp về màu sắc hoặc độ trong của kim cương.
Bằng cách giảm một vài cấp độ màu sắc hoặc độ trong (ví dụ: từ màu F xuống màu H hoặc VVS xuống độ trong SI1) trên viên kim cương, bạn sẽ nhận được khoản tiết kiệm lớn mà mắt thường không có những thay đổi đối với vẻ ngoài của viên kim cương.
V. Khách mua kim cương bị động về giá
Qua những kiến thức vừa chia sẻ ở trên, có thể dễ dàng nhận ra rằng người mua thông thường không có cách nào để thay đổi giá kim cương, ngay cả với sản phẩm trang sức cụ thể nào đó mà họ muốn mua. Cửa hàng niêm yết bao nhiều thì phải mua cỡ bấy nhiêu, chờ rớt giá là điều gần như không xảy ra ở kim cương.
Cũng giống như phần ở trên đã có nói, dù bệnh dịch hoành hành thì các nhà trữ kim cương từ thô đến hàng đã gia công thành phẩm cũng không tung hàng ra, quyết giữ giá cao tuyệt không để giảm giá. Vì thế, ai muốn mua gần như phải chịu chi trả với các mức giá được định sẵn và duy trì trong thời gian gần như vô hạn định. Dù vậy, giá kim cương cao vút mà luôn đắt khách bất kể tình hình kinh tế thế giới ra sao, cho thấy cách nhìn nhận của con người hiện đại đối với kim cương thật sự rất cố hữu.
Jerry Đặng