Không chỉ xem giá vàng online mà giờ còn mua hẳn
Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Trước đây khi cần mua vàng bạc đều phải đến tận nơi, chỉ khi tra cứu thông tin giá vàng hôm nay mới online lên mạng. Tuy nhiên, khi dịch covid-19 xuất hiện, người ta đặt mua online hẳn luôn các món vàng bác này.
Thuộc loại sản phẩm đắt tiền, cần độ uy tín cao, cần tận tay sờ tận mắt ngắm xong mới quyết định mua hay không. Nhưng giờ đây, vàng bạc đã được người dân đặt hàng online qua mạng như bao món hàng bình thường khác. Trong vài ngày qua, một số cá nhân sau khi tra cứu thông tin giá vàng hôm nay xong thì đã đặt mua online một số lượng vàng, nơi bán cũng có dịch vụ ship đến tận nhà cho khách.
Để biết rõ hơn về tình hình mới lạ này thì mọi người có thể đọc bài "Đến thời vàng bạc, nữ trang cũng mua online" được báo Tuổi Trẻ đăng tải như sau:
Dịch COVID-19 đã thay đổi cách mua sắm của người tiêu dùng. Theo đó, thay vì mua trực tiếp ở cửa hàng, siêu thị, nhiều người đặt mua online, thậm chí ngay cả những món như vàng bạc, trang sức, phụ kiện...
Người tiêu dùng đã thay đổi thói quen mua sắm trong đại dịch, những món như trang sức, vàng bạc cũng được mua online - Ảnh minh họa : NGỌC PHƯỢNG
Tại buổi tọa đàm trực tuyến "Cơ hội đột phá hệ thống phân phối từ COVID-19" do Saigontimes tổ chức ngày 15-4, bà Vũ Thị Nhật Linh - phó tổng giám đốc quản lý sàn giao dịch thương mại Tiki - cho hay thời gian khách hàng "ngắm nghía" hàng hóa trên trang Tiki tăng 20% so với thời điểm trước dịch. Hiện tại, thói quen này vẫn được duy trì. Như vậy, việc thay đổi hành vi của người dùng không phải ngắn hạn, mà dần hình thành như thói quen.
"Từ thời điểm giãn cách xã hội, Tiki đánh giá lại và thấy kênh online trở thành kênh bán hàng ưu tiên của nhiều đối tác. Nhiều doanh nghiệp trước đây chưa sẵn sàng giờ đã sẵn sàng và ưu tiên cho mục tiêu online hơn", bà Linh nói.
Ông Lê Trí Thông - tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) - cho biết với kênh vàng, nữ trang là hàng hóa có giá trị lớn nên từ trước đến nay luôn cần có sự trải nghiệm thực tế tại cửa hàng. Tuy nhiên, hiện nay đã có sự thay đổi. Dịp 14-2 và 8-3 qua, PNJ đã đẩy mạnh kênh online vì khách hàng không đi đến cửa hàng do lo ngại nguy cơ lây nhiễm COVID-19, đồng thời bổ sung trung tâm xử lý đơn hàng trực tuyến tại các khu vực khác nhau.
"Trước đây dự báo kênh thương mại điện tử tăng gấp đôi, nhưng chỉ hai tháng dịch bệnh vừa qua đã tăng gấp 4 lần. Trong sức ép của đại dịch, khách hàng thay đổi thói quen mua sắm rất nhanh, nên doanh nghiệp không chuẩn bị sẵn thì không theo kịp", ông Thông nói.
Tuy nhiên, việc phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử thời gian qua cũng đặt ra nhiều thách thức.
Bà Vũ Thị Nhật Linh cho biết hiện tỉ lệ thanh toán khi nhận hàng (COD) chiếm tỉ lệ rất lớn, trên 60% với Tiki. Điều này dẫn tới khó khăn để quản trị chuỗi cung ứng thương mại điện tử, phương án thanh toán cũng là vấn đề đau đầu. Ngoài ra, nhu cầu và mức độ đòi hỏi của người dùng cao hơn. Trước đây giao trong tuần thì giờ phải giao nhanh, giao đúng hẹn...
"Việc người tiêu dùng mua sắm online nhiều hơn, đặc biệt các mặt hàng nhu yếu phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe... Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển các hoạt động kinh doanh và dịch vụ trực tuyến. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị, có đội ngũ chuyên trách phát triển, thậm chí phải biến hóa để thích nghi nhanh nhằm bắt kịp nhu cầu của người dùng" - bà Phan Bích Tâm, giám đốc quốc gia của Hiệp hội Mobile Marketing, lưu ý.
"Từ thời điểm giãn cách xã hội, Tiki đánh giá lại và thấy kênh online trở thành kênh bán hàng ưu tiên của nhiều đối tác. Nhiều doanh nghiệp trước đây chưa sẵn sàng giờ đã sẵn sàng và ưu tiên cho mục tiêu online hơn", bà Linh nói.
Ông Lê Trí Thông - tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) - cho biết với kênh vàng, nữ trang là hàng hóa có giá trị lớn nên từ trước đến nay luôn cần có sự trải nghiệm thực tế tại cửa hàng. Tuy nhiên, hiện nay đã có sự thay đổi. Dịp 14-2 và 8-3 qua, PNJ đã đẩy mạnh kênh online vì khách hàng không đi đến cửa hàng do lo ngại nguy cơ lây nhiễm COVID-19, đồng thời bổ sung trung tâm xử lý đơn hàng trực tuyến tại các khu vực khác nhau.
"Trước đây dự báo kênh thương mại điện tử tăng gấp đôi, nhưng chỉ hai tháng dịch bệnh vừa qua đã tăng gấp 4 lần. Trong sức ép của đại dịch, khách hàng thay đổi thói quen mua sắm rất nhanh, nên doanh nghiệp không chuẩn bị sẵn thì không theo kịp", ông Thông nói.
Tuy nhiên, việc phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử thời gian qua cũng đặt ra nhiều thách thức.
Bà Vũ Thị Nhật Linh cho biết hiện tỉ lệ thanh toán khi nhận hàng (COD) chiếm tỉ lệ rất lớn, trên 60% với Tiki. Điều này dẫn tới khó khăn để quản trị chuỗi cung ứng thương mại điện tử, phương án thanh toán cũng là vấn đề đau đầu. Ngoài ra, nhu cầu và mức độ đòi hỏi của người dùng cao hơn. Trước đây giao trong tuần thì giờ phải giao nhanh, giao đúng hẹn...
"Việc người tiêu dùng mua sắm online nhiều hơn, đặc biệt các mặt hàng nhu yếu phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe... Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển các hoạt động kinh doanh và dịch vụ trực tuyến. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị, có đội ngũ chuyên trách phát triển, thậm chí phải biến hóa để thích nghi nhanh nhằm bắt kịp nhu cầu của người dùng" - bà Phan Bích Tâm, giám đốc quốc gia của Hiệp hội Mobile Marketing, lưu ý.
Dù bị hạn chế về mặt tiếp xúc, đi lại do dịch bệnh covid-19 nhưng hoạt động mua bán trang sức vàng bạc dường như không hề bị suy giảm nặng như các ngành nghề khác. Dù trước đây cảm thấy không an toàn nên phải đến tận nơi mua thì bây giờ mặc kệ giá vàng cao hay thấp, cứ muốn mua là đặt hàng online cả thảy. Tuy nhiên, sẽ phát sinh vấn đề an ninh khi vận chuyển, lừa đảo,...mà chúng ta cần cảnh giác.
Thanh Thái
Bài liên quan