Mỹ vẫn quan ngại việc Trung Quốc cải tạo biển Đông
Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015.
Người đăng:
Tin Mới Đó Đây
Vài nghị sĩ Mỹ vẫn tỏ ra quan ngại trước việc Trung Quốc cải tạo biển Đông, những kiến nghị cụ thể đã được đưa ra cho Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ
Sự quan ngại đã dẫn đến những lời nói và hành động cụ thể từ phía các nghị sĩ Mỹ khi họ liên hệ chính thức đến Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter, ý kiến ấy xuất phát từ cả hai đảng Cộng hòa lẫn đảng Dân chủ cho thấy sự thống nhất từ phía Mỹ trong việc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế khi cố ý cải tạo địa hình tự nhiên ban đầu của biển Đông nhằm làm lợi cho nước họ.Mỹ đã nhiều lần khẳng định họ có lợi ích thiết thực tại biển Đông cũng như trách nhiệm bảo vệ đồng minh của mình tại khu vực Asean, bên cạnh đó thì việc Trung Quốc vi phạm Luật quốc tế cũng là điều cần phải can thiệp, ngoại giao vẫn là phương cách được ưu tiên sử dụng trước. Để biết rõ hơn về tình hình câu chuyện phản ứng này từ giới chính trị Hoa Kỳ thì chúng ta có thể đọc thêm bài Nghị sĩ Mỹ kêu gọi ngăn Trung Quốc cải tạo Biển Đông trên báo VnEpxress với nội dung như sau:
Những thượng nghị sĩ hàng đầu của Mỹ cho rằng phải có chiến lược toàn diện để làm chậm hoặc ngăn quy mô và tốc độ cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông
Theo Reuters, trong lá thư gửi Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain và Bob Corker cùng Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jack Reed và Bob Menendez nói rằng nếu không có một chiến lược toàn diện thì "lợi ích lâu dài của Mỹ, cũng như các đồng minh và đối tác, sẽ đứng trước nguy cơ bị đe dọa".
"Trung Quốc đang cải tạo quy mô, kết cấu và đặc tính vật chất của bãi đá", trong thư viết. "Đây là một thay đổi về chất rõ ràng được tính toán để thay đổi hiện trạng ở Biển Đông".
Bức thư cũng cho rằng năm ngoái, diện tích Đá Gaven đã tăng lên 114.000 m2, Đá Gạc Ma trước còn là một bãi đá chìm dưới nước, giờ đã thành "đảo" 110.000 m2. Bãi Chữ Thập cũng tăng kích thước hơn 11 lần kể từ tháng 8.
Các thượng nghị sĩ Mỹ cho rằng, Trung Quốc cải tạo đất và xây dựng ở quần đảo Trường Sa làm tăng tiềm năng mở rộng quân sự, không chỉ là "thách thức trực tiếp với Mỹ và các nước khu vực, mà còn đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế".
Do đó, bất kỳ toan tính nào của Trung Quốc nhằm quân sự hóa các đảo nhân tạo đều ẩn chứa "hậu họa nghiêm trọng". Quân sự hóa các đảo sẽ là bàn đạp, giúp Bắc Kinh tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, như đã từng tuyên bố năm 2013 trong vùng biển tranh chấp với Nhật Bản.
Các thượng nghị sĩ, người đứng đầu Ủy ban Quân vụ Thượng viện và Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết Mỹ nên đề ra chiến lược "hành động cụ thể để làm chậm hoặc chấm dứt các hoạt động cải tạo của Trung Quốc".
Bất chấp phản đối của Việt Nam và các nước như Philippines, Brunei, Malaysia, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông; đồng thời cải tạo, xây dựng công trình, bến cảng, kho nhiên liệu, và đường băng tại các đá ở Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Hình ảnh đá Chữ Thập được xây dựng hồi tháng 8 năm ngoái. Ảnh: IHS's Jane
Một điều rõ ràng là phía Trung Quốc không cứ bất cứ bằng chứng thuyết phục nào cho lý luận độc chiếm biển Đông của họ, cũng không một quốc gia nào cũng nhận điều này trừ chính Trung Quốc, để có căn cư hợp pháp theo Luật quốc tế cũng như có nơi đặt căn cứ quân sự làm bàn đạp áp chế các nước nhỏ trong khu vực biển Đông thì phía Trung Quốc đã cố tình cải tạo bãi đá Chữ Thập dần biến nó thành một hòn đảo nhân tạo, việc này đã và đang diễn ra rất lâu bất chấp sự phản đối của các nước.
Thanh Thái
Bài liên quan