Nét đặc thù trên phablet Oppo N3 được cải tiến
Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015.
Người đăng:
Tin Mới Đó Đây
Trên đời máy phablet mới ra là Oppo N3, nhà sản xuất vẫn giữ nét đặc thù độc đáo của họ là phần camera xoay 360 độ nhưng cải tiến để nó tự xoay.
Khi nhắc đến smartphone có camera xoay 360 độ thì lập tức người ta nhớ ngay đến hãng điện thoại Oppo, mới đây nhà sản xuất này lại vừa cho ra mắt một chiếc phablet của họ cũng có nét đặc thù khá đặc sắc này, nhưng cải tiến lên cao một chút khi phần camera có thể tự xoay từ trước ra sau và ngược lại thay vì phải dùng tay để thực hiện như trên đời máy Oppo N1.Bên cạnh sự cải tiến nho nhỏ này thì chiếc smartphone Oppo đi theo dòng phablet to bự này còn các chi tiết thú vị khác về cấu hình phần cứng, dù thế thì bộ phận camera xoay vẫn được quan tâm xăm soi hơn cả. Trên trang Số Hóa đã có đăng bài Mở hộp phablet camera xoay độc đáo Oppo N3 nói về chi tiết này như sau:
Vẫn giữ thiết kế camera lật xoay từ mặt trước ra sau, nhưng Oppo N3 được tích hợp motor cho phép xoay tự động linh hoạt, đi kèm với cảm biến vân tay và sạc siêu tốc.
Chiếc phablet mới bán ra ở Việt Nam là một trong những smartphone có thiết kế độc đáo trên thị trường. Khác với N1 cũng như một vài smartphone có camera có camera xoay trên thị trường, Oppo N3 được bổ sung khả năng tự động xoay. Vì vậy, khi người dùng chuyển chế độ máy ảnh, camera sẽ tự động lật xoay về vị trí cần thiết thay vì phải dịch chuyển bằng tay. Nếu vuốt tay từ từ trên màn hình cảm ứng, hoặc phím bấm ở lưng hay trên điều khiển từ xa, việc xoay camera cũng chậm theo đúng ý muốn của người dùng.
Ngoài việc tiện dụng hơn, đưa ra các góp chụp linh hoạt, thiết kế camera xoay 206 độ của Oppo N3 đem đến khả năng chụp ảnh Panorama rất tốt. Thay vì phải xoay người lia máy như thông thường, dẫn đến các khung hình có thể bị méo hoặc không đều, người dùng chỉ cần lựa chọn góc và camera sẽ xoay để bắt hình. Chế độ Panorama có thể thực hiện theo cả chiều ngang và chiều dọc, chất lượng ảnh đưa ra rất đều. Oppo N3 cũng nhấn vào khả năng chụp hình khi được trang bị camera 16 megapixel với ống kính của Schneider, hỗ trợ chế độ chụp Ultra HD 64 megapixel cũng như các tính năng selfie.
Trang bị hữu ích so với môt số Android cao cấp khác trên N3 là cảm biến vân tay. Thay vì cơ chế quét và nhận như phần lớn các smartphone Android đã có như Note 4, S5 hay One Max... Oppo sử dụng cơ chế chạm để nhận diện vân tay giống như Touch ID của Apple, rất nhanh và nhạy. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể lựa chọn dùng vân tay để bảo vệ từng ứng dụng riêng rẽ, thay vì phải khóa toàn bộ cả máy. Phím nhận diện vân tay ở mặt lưng còn đóng vai trò là phím chụp hình và điều khiển camera xoay đi kèm.
Oppo N3 được bán ra với giá 13,99 triệu đồng, cao hơn so với chiếc N1 tiền nhiệm. Đây là mức giá tỏ ra không hợp lý nếu so với mặt bằng chung của phân khúc smartphone Android cao cấp hiện nay, dù sản phẩm có nhiều trang bị tốt, thiết kế lạ. N3 hỗ trợ 2 SIM, sử dụng vi xử lý Snpadragon 801 4 nhân tốc độ 2,3 GHz, RAM 2GB và chạy trên nền hệ điều hành Android 4.4. Màn hình được rút xuống 5,5 inch nhưng vẫn giữ độ phân giải Full HD.
Phiên bản chính hãng bán ra tại Việt Nam đi kèm với nhiều phụ kiện như điều khiển O-Click hay bộ sạc VOOC thế hệ mới. Khác với Find 7, bộ sạc của N3 nhỏ gọn hơn nhiều và có cáp microUSB riêng biệt, có thể tháo rời. Dù vậy, nó vẫn cho khả năng sạc thuộc hàng nhanh nhất trên thị trường. Viên pin 3.000 mAh của Oppo N3 chỉ mất 30 phút để nạp tới 75% và mất hơn 1 giờ để nạp đầy.
Như bài báo ở trên đã giới thiệu qua, ngoài phần camera xoay vòng vòng tự động ra thì Oppo N3 còn có tốc độ xử lý vào loại nhanh nhất quả đất hiện này trên các smartphone, điểm sáng phải quan tâm là pin của máy có dung lượng không hề thấp và thời gian sạc pin cực nhanh, với những ai hay vọc điện thoại thì phần này quả là cực kỳ đáng giá; khen nhiều nhưng không quên chê Oppo N3 một chút rằng giá bán hơi bị cao, như bao người dùng khác thì tôi vẫn muốn chiếc phablet này của Oppo nhẹ hầu bao đi nhiều nữa, đây cũng là điều hãng nên cân nhắc khi muốn bán sản phẩm này ở Việt Nam - thị trường vẫn còn nhiều kỳ thị hàng "tung của".
Man In Box
Bài liên quan