
Định nghĩa 'trung tâm giáo dục thường xuyên là gì' đã đổi thay
Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014.
Người đăng:
Tin Mới Đó Đây
Từng được lập ra như một ngôi trường dành cho những người có hạn chế về khả năng học hỏi cũng như thiếu điều kiện cơ bản để đến các ngôi trường bình thường, nhưng qua thời gian dài cho đến tận nay thì định nghĩa "trung tâm giáo dục thường xuyên là gì" đã khác đi rất nhiều.
Trong thời gian sau chiến tranh giành độc lập của Việt Nam, việc lo no bụng ấm thân còn là điều khó khăn nên việc đi học như là không tưởng, để giải quyết điều này nhà nước đã đưa ra nhiều hỗ trợ cũng như khuyến học cho toàn dân, song vẫn có một bộ phận không nhỏ chẳng thể đến với sách vở, tuổi mãi tăng mà học vấn lại dậm chân tại chỗ. Không chỉ những người lao động phổ thông mà ngay cả những viên chức vốn đa phần xuất thân từ nông dân và bộ đội cũng bị hạn chế về tri thức cũng như các bằng cấp cơ bản cho công việc mà họ đang nắm giữ.
Để giải quyết cho sự cấp bách không thể chờ đợi lâu thêm này, các trung tâm giáo dục thường xuyên (TT GDTX) đã được hình thành với chương trình học nhẹ nhàng, cô đọng nhất những điều cốt lõi của chương trình giáo dục chính quy, thời gian học và lấy bằng tốt nghiệp cũng được rút ngắn hơn với cấp số "hai năm ba lớp" mà ta vẫn thường nghe nói tới. Ngoài ra, nơi đây không có quá nhiều quy định kiểu cách như phải mặc đồng phục, chương trình thi đua, phong trào lớn,...chỉ tập trung vào kiến thức căn bản nhất đồng thời đào tạo nghề lẫn hướng nghiệp cho việc sau tốt nghiệp có thể đi làm ngay hoặc học lên cấp cao hơn.
Nói một cách chân thực hơn thì các trung tâm giáo dục thường xuyên là con đường linh động mà nhà nước giúp cho những ai vì hoàn cảnh khách quan hay chủ quan mà lỡ nhịp học bình thường tại các trường trung học chính quy khác, đó có thể là những người vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, hay vì hoàn cảnh cá nhân mà phải bỏ học tạm thời hay không có giấy tờ cần thiết để được vào học tại các trường học chính quy,...đây là điều tất yếu và giải pháp hợp lý cho hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ.
Với định nghĩa nguyên thủy kể trên thì đa số tâm lý mọi người đều xem việc vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên như là bước đường cùng, sẽ chẳng mấy vui vẻ hay tự hào khi nói về điều này. Tuy nhiên trong vài năm gần đây thực tế tại các trung tâm giáo dục thường xuyên đã khác xưa rất nhiều, nơi đây dần không còn là nơi "bí đường mới vào" như trước. Độ tuổi học viên dần trẻ hóa, tỷ lệ đậu tốt nghiệp trên thực tế cũng tăng, thậm chí số học viên đậu đại học cũng bắt đầu nhiều hơn trước, vài trường hợp đậu vào các trường đại học danh tiếng với mức điểm chuẩn cao.
Lý giải cho điều này cũng không khó khăn gì, so với các trường trung học cấp hai và ba chính thống thì các trung tâm giáo dục thường xuyên cũng có những thế mạnh không nhỏ:
- Mức học phí rẻ hơn đáng kể
- Không quá đặt nặng thành tích, chương trình học nhẹ và linh động, cho học viên nhiều thời gian cũng như nhiều sự lựa chọn hơn.
- Tiến độ kết thúc chương trình để lấy bằng nhanh hơn, tiết kiệm không ít thời gian.
- Xét tuyển và nhập học dễ dàng
- Giáo viên tại đây đa số không đua thành tích như các trường trung học khác, sự tận tâm và gần gũi đối với học viên cũng cao hơn.
Tất cả đều không gây áp lực tâm lý nào lên việc học hành của học viên, nên có khá nhiều học sinh từ các trường học phổ thông chủ động xin chuyển tới học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên để giảm bớt độ nặng chương trình và có nhiều thời gian hơn để ôn luyện cho kỳ thi đại học.
Đối với các học viên còn lại tại đây, ngoài những trường hợp vì lý do cá nhân khiến chậm trễ việc học, lỡ nhịp tựu trường, rào cản giấy tờ,...thì cũng không ít người chọn trung tâm giáo dục thường xuyên để nhập học bởi can đảm nhìn nhận rõ dự tính tương lai của họ không theo đường văn phòng tri thức, họ vào đây để vừa học văn hóa vừa học nghề chuẩn bị cho việc làm trong tương lai, nhận thức được đại học không phải là con đường duy nhất có thể chọn. Với bất kỳ lý do gì thì mọi học viên của các trung tâm giáo dục thường xuyên đều có những ngày tháng học hành "dễ thở" hơn học sinh tại các trường trung học rất nhiều.
Các đối tượng học bổ túc tại đây cũng đã giảm đi nhiều do lứa tuổi của trường hợp này cần có bằng bổ túc cũng đã đạt được gần hết, học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên hiện tại phần nhiều là những bạn trẻ, những trường hợp đặc biệt và những lựa chọn đặc biệt mà thôi, đôi khi đó lại là những lựa chọn khôn ngoan và can đảm.
Tốt nghiệp tại TT GDTX Quận 7, hiện đang là chủ một shop thời trang nhỏ bán hàng trên mạng, Nhung cho biết mình chưa bao giờ phải thấy xấu hổ hay bận tâm việc mình từng học tại một trung tâm giáo dục thường xuyên cả. "Em học không giỏi giang gì nhưng vẫn đạt đủ điều kiện để tốt nghiệp như ai, vui vẻ bình thường anh à", Nhung cho hay. Cuộc sống của Nhung trong những năm tháng học tại TT GDTX Quận 7 cũng chẳng có gì đặc biệt nhưng cũng chẳng gặp khó khăn hay áp lực gì từ phía nhà trường cũng như gia đình cả, Nhung cho biết cô còn có khá nhiều thời gian để vui chơi, học thêm các nghề tay trái, làm thêm kiếm tiền và những điều này đã giúp Nhung có nhiều kinh nghiệm cần thiết cho việc kinh doanh mà cô đang quản lý rất ổn trong mấy năm nay.
Cũng vừa tốt nghiệp từ TT GDTX Tân Bình, Thu hiện đang làm PG và bán hàng mỹ phẩm cho một thương hiệu khá nổi tiếng, Thu tâm sự: "Học ở trung tâm giáo dục thường xuyên cũng đâu có gì đâu anh, em thấy mọi thứ bình thường, em và mấy đứa bạn ai cũng vui vẻ, không học lên đại học cao đẳng thì ra trường cũng thiếu gì nghề cho bọn em làm". Trong lúc nói chuyện, không thể bắt gặp một nét buồn nào ở Thu, cô gái này còn chia sẻ thêm: "nói ra thì nghe có vẻ như nói xấu chê bai, chứ cùng làm PG và bán hàng với em cũng nhiều chị tốt nghiệp đại học, cao đẳng lắm, mà học ngân hàng tài chính với kinh tế không đó". Thu còn nhí nhảnh và vui vẻ nói một cách vô tư: "mà hình như đám con gái học từ trung tâm giáo dục thường xuyên như em đẹp hơn các trường học thường hay sao đó, vì ở đây em thấy mình xinh gái nhất, hihi". Tuy chỉ là câu nói vui của Thu, nhưng nghĩ lại một bên là chương trình học nhẹ nhàng thoải mái tâm lý và một bên mang gánh nặng thành tích, lo lắng chuyện thi cử thì không phải là không có lý.
Thực tế tiếp xúc những bạn trẻ đã và đang học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên khác nhau đều thấy được rằng họ là những con người vui vẻ, tươi tắn và có cuộc sống không mấy khác biệt so với nhiều người cùng trang lứa tại các trường trung học khác, họ cũng thông minh, nhanh nhạy và đôi khi là rất linh hoạt trong cuộc sống xã hội.
Câu chuyện về trung tâm giáo dục thường xuyên là nơi chỉ dành cho những kẻ kém thông minh hay "cùng đường" trong học vấn đã là quá khứ, có thể hiện nay thành tích mà những nơi này đạt được vẫn không thể sánh bằng các trường trung học công lập có tiếng tăm, song những con người tốt nghiệp từ nơi đây tuyệt nhiên có thể sánh bước với bất kỳ học sinh sinh viên nào trên cả nước Việt Nam.
Định nghĩa nguyên thủy trung tâm giáo dục thường xuyên là gì
Trong thời gian sau chiến tranh giành độc lập của Việt Nam, việc lo no bụng ấm thân còn là điều khó khăn nên việc đi học như là không tưởng, để giải quyết điều này nhà nước đã đưa ra nhiều hỗ trợ cũng như khuyến học cho toàn dân, song vẫn có một bộ phận không nhỏ chẳng thể đến với sách vở, tuổi mãi tăng mà học vấn lại dậm chân tại chỗ. Không chỉ những người lao động phổ thông mà ngay cả những viên chức vốn đa phần xuất thân từ nông dân và bộ đội cũng bị hạn chế về tri thức cũng như các bằng cấp cơ bản cho công việc mà họ đang nắm giữ.
Để giải quyết cho sự cấp bách không thể chờ đợi lâu thêm này, các trung tâm giáo dục thường xuyên (TT GDTX) đã được hình thành với chương trình học nhẹ nhàng, cô đọng nhất những điều cốt lõi của chương trình giáo dục chính quy, thời gian học và lấy bằng tốt nghiệp cũng được rút ngắn hơn với cấp số "hai năm ba lớp" mà ta vẫn thường nghe nói tới. Ngoài ra, nơi đây không có quá nhiều quy định kiểu cách như phải mặc đồng phục, chương trình thi đua, phong trào lớn,...chỉ tập trung vào kiến thức căn bản nhất đồng thời đào tạo nghề lẫn hướng nghiệp cho việc sau tốt nghiệp có thể đi làm ngay hoặc học lên cấp cao hơn.
Lớp học đêm và các Trung tâm giáo dục thường xuyên đã là sự lựa chọn dễ dàng cho nhiều người cần bắt kịp học vấn và bằng cấp
Nói một cách chân thực hơn thì các trung tâm giáo dục thường xuyên là con đường linh động mà nhà nước giúp cho những ai vì hoàn cảnh khách quan hay chủ quan mà lỡ nhịp học bình thường tại các trường trung học chính quy khác, đó có thể là những người vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, hay vì hoàn cảnh cá nhân mà phải bỏ học tạm thời hay không có giấy tờ cần thiết để được vào học tại các trường học chính quy,...đây là điều tất yếu và giải pháp hợp lý cho hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ.
Trung tâm giáo dục thường xuyên thành một giải pháp nhẹ nhàng
Với định nghĩa nguyên thủy kể trên thì đa số tâm lý mọi người đều xem việc vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên như là bước đường cùng, sẽ chẳng mấy vui vẻ hay tự hào khi nói về điều này. Tuy nhiên trong vài năm gần đây thực tế tại các trung tâm giáo dục thường xuyên đã khác xưa rất nhiều, nơi đây dần không còn là nơi "bí đường mới vào" như trước. Độ tuổi học viên dần trẻ hóa, tỷ lệ đậu tốt nghiệp trên thực tế cũng tăng, thậm chí số học viên đậu đại học cũng bắt đầu nhiều hơn trước, vài trường hợp đậu vào các trường đại học danh tiếng với mức điểm chuẩn cao.
Lý giải cho điều này cũng không khó khăn gì, so với các trường trung học cấp hai và ba chính thống thì các trung tâm giáo dục thường xuyên cũng có những thế mạnh không nhỏ:
- Mức học phí rẻ hơn đáng kể
- Không quá đặt nặng thành tích, chương trình học nhẹ và linh động, cho học viên nhiều thời gian cũng như nhiều sự lựa chọn hơn.
- Tiến độ kết thúc chương trình để lấy bằng nhanh hơn, tiết kiệm không ít thời gian.
- Xét tuyển và nhập học dễ dàng
- Giáo viên tại đây đa số không đua thành tích như các trường trung học khác, sự tận tâm và gần gũi đối với học viên cũng cao hơn.
Tất cả đều không gây áp lực tâm lý nào lên việc học hành của học viên, nên có khá nhiều học sinh từ các trường học phổ thông chủ động xin chuyển tới học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên để giảm bớt độ nặng chương trình và có nhiều thời gian hơn để ôn luyện cho kỳ thi đại học.
Đối với các học viên còn lại tại đây, ngoài những trường hợp vì lý do cá nhân khiến chậm trễ việc học, lỡ nhịp tựu trường, rào cản giấy tờ,...thì cũng không ít người chọn trung tâm giáo dục thường xuyên để nhập học bởi can đảm nhìn nhận rõ dự tính tương lai của họ không theo đường văn phòng tri thức, họ vào đây để vừa học văn hóa vừa học nghề chuẩn bị cho việc làm trong tương lai, nhận thức được đại học không phải là con đường duy nhất có thể chọn. Với bất kỳ lý do gì thì mọi học viên của các trung tâm giáo dục thường xuyên đều có những ngày tháng học hành "dễ thở" hơn học sinh tại các trường trung học rất nhiều.
Trẻ hóa thành phần học viên tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên
Các đối tượng học bổ túc tại đây cũng đã giảm đi nhiều do lứa tuổi của trường hợp này cần có bằng bổ túc cũng đã đạt được gần hết, học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên hiện tại phần nhiều là những bạn trẻ, những trường hợp đặc biệt và những lựa chọn đặc biệt mà thôi, đôi khi đó lại là những lựa chọn khôn ngoan và can đảm.
Những bạn từng học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên nói gì?
Tốt nghiệp tại TT GDTX Quận 7, hiện đang là chủ một shop thời trang nhỏ bán hàng trên mạng, Nhung cho biết mình chưa bao giờ phải thấy xấu hổ hay bận tâm việc mình từng học tại một trung tâm giáo dục thường xuyên cả. "Em học không giỏi giang gì nhưng vẫn đạt đủ điều kiện để tốt nghiệp như ai, vui vẻ bình thường anh à", Nhung cho hay. Cuộc sống của Nhung trong những năm tháng học tại TT GDTX Quận 7 cũng chẳng có gì đặc biệt nhưng cũng chẳng gặp khó khăn hay áp lực gì từ phía nhà trường cũng như gia đình cả, Nhung cho biết cô còn có khá nhiều thời gian để vui chơi, học thêm các nghề tay trái, làm thêm kiếm tiền và những điều này đã giúp Nhung có nhiều kinh nghiệm cần thiết cho việc kinh doanh mà cô đang quản lý rất ổn trong mấy năm nay.
Cũng vừa tốt nghiệp từ TT GDTX Tân Bình, Thu hiện đang làm PG và bán hàng mỹ phẩm cho một thương hiệu khá nổi tiếng, Thu tâm sự: "Học ở trung tâm giáo dục thường xuyên cũng đâu có gì đâu anh, em thấy mọi thứ bình thường, em và mấy đứa bạn ai cũng vui vẻ, không học lên đại học cao đẳng thì ra trường cũng thiếu gì nghề cho bọn em làm". Trong lúc nói chuyện, không thể bắt gặp một nét buồn nào ở Thu, cô gái này còn chia sẻ thêm: "nói ra thì nghe có vẻ như nói xấu chê bai, chứ cùng làm PG và bán hàng với em cũng nhiều chị tốt nghiệp đại học, cao đẳng lắm, mà học ngân hàng tài chính với kinh tế không đó". Thu còn nhí nhảnh và vui vẻ nói một cách vô tư: "mà hình như đám con gái học từ trung tâm giáo dục thường xuyên như em đẹp hơn các trường học thường hay sao đó, vì ở đây em thấy mình xinh gái nhất, hihi". Tuy chỉ là câu nói vui của Thu, nhưng nghĩ lại một bên là chương trình học nhẹ nhàng thoải mái tâm lý và một bên mang gánh nặng thành tích, lo lắng chuyện thi cử thì không phải là không có lý.
Tiểu kết về trung tâm giáo dục thường xuyên
Thực tế tiếp xúc những bạn trẻ đã và đang học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên khác nhau đều thấy được rằng họ là những con người vui vẻ, tươi tắn và có cuộc sống không mấy khác biệt so với nhiều người cùng trang lứa tại các trường trung học khác, họ cũng thông minh, nhanh nhạy và đôi khi là rất linh hoạt trong cuộc sống xã hội.
Câu chuyện về trung tâm giáo dục thường xuyên là nơi chỉ dành cho những kẻ kém thông minh hay "cùng đường" trong học vấn đã là quá khứ, có thể hiện nay thành tích mà những nơi này đạt được vẫn không thể sánh bằng các trường trung học công lập có tiếng tăm, song những con người tốt nghiệp từ nơi đây tuyệt nhiên có thể sánh bước với bất kỳ học sinh sinh viên nào trên cả nước Việt Nam.
Thanh Thái
Bài liên quan